TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Muốn tổ chức được tốt môi trường cho trẻ hoạt động thì bản thân giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Có nghĩa là được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình tốt là chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học. Có nghĩa là tạo cơ hội cho trẻ tự do lựa chọn hoạt động, học qua vui chơi và các trải nghiệm sống động và lý thú.
* Tổ
chức xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm bao gồm:
- Môi trường xã hội & Môi trường vật chất
- Môi trường bên Trong & Ngoài lớp học
Trong lớp:
- Khoảng
không gian thường xuyên bị giới hạn nhưng giúp trẻ dễ tập trung hơn
- Việc học
thường xuyên diễn ra một cách hàn lâm hơn nhưng hệ thống hơn
- Thường bao gồm các trò chơi xây
dựng lắp ghép cũng như hoạt động nghệ thuật hay các hoạt động phát triển vận động
tinh.
Ngoài trời:
- Trẻ được tự do hơn để: Khám
phá, sử dụng các giác quan, hòa mình vào thế giới tự nhiên, có nhiều cơ hội hơn
cho các hoạt động phát triển vận động thô,
phong phú các góc hoạt động trong
nhà và ngoài trời, nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau và
sáng tạo
* Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn
học liệu và hoạt động, để trẻ có thể:
- Chủ động, vui chơi, tìm tòi
khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và
chia sẻ ý kiến
* Khi thiết kế các góc hoạt động
cần:
- Sắp xếp: những hoạt động tương
đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt động động)
- Giới hạn không gian: nệm, giá,
đồ dùng
- Nhiều góc sẽ ở trong phòng ,
nhiều góc sẽ ở ngoài trời
- Kiểu lưu
chuyển: chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải
hạn chế tối đa sự cản trở . Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các
góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật
- Có đồ chơi, học liệu và phương
tiện đặc chủng cho từng góc
- Các góc phải được bày biện hấp
dẫn
- Không gian để chơi và di chuyển
xung quanh: cần giới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ
- Không cần thiết phải có một
không gian rộng thoáng cố định vì nó có thể sẽ làm giảm không gian của các góc
hoạt động thú vị và vì vậy sẽ hạn chế việc học và chơi của trẻ trong các góc hoạt
động này
- Đặt ra vài quy tắc đơn giản
rõ ràng về sự an toàn và tôn trọng lẫn
nhau. - Nên để trẻ cùng xây dựng những quy tắc ấy
- Đảm bảo rằng các hoạt động thú
vị và có đủ học liệu, vật liệu và dụng cụ
- Trong suốt thời gian học tập và
vui chơi trẻ sẽ sử dụng tất cả các góc
- Đôi khi giáo viên sẽ yêu cầu
nhóm nhỏ chơi ở một góc, nhóm khác chơi ở góc khác và sau đó trẻ sẽ đổi góc hoạt
động cho nhau
- Có thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy
vào hứng thú và khả năng của trẻ.
- Phong phú, đa dạng và được bổ
sung khi cần. Được bày biện một cách hấp dẫn. Sắp đặt hợp lý và thuận tiện cho
trẻ.
- Mang tính mở, không cố định
trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng
- Sử dụng nhiều nguyên vật liệu
tự nhiên và phế liệu
- Đảm bảo rằng trẻ có thể thể
hiện các ý tưởng và không bị gò bó
Trẻ là trung tâm của mọi hoạt
động giáo dục trẻ trong nhà trường, vì vậy mọi sự bổ sung xây dựng môi trường
cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động đều phải đề cập tới sự vừa sức, sự phù hợp với
trẻ. Từ bậc cầu thang khi người lớn đi trên đó cảm thấy “nhỡ bước” thì trẻ lại
thấy bước rất thoải mái; Từ tấm gương soi trong nhà vệ sịnh dành cho trẻ người
lớn phải khom người xuống mới soi được khuôn mặt thì lại vừa tầm soi của trẻ; Từng
chiếc thang vịn lan can cầu thang với người lớn có thể trồng thưa 20cm thì với
trẻ thang nọ cách thang kia chỉ 10 cm để tránh mất an toàn cho trẻ khi vô tình
chui qua thang vịn. Sân chơi của người lớn có thể có bậc, có gờ cạnh cao nhưng
sân chơi của trẻ phải nhẵn, không có gờ cạnh để khi chạy nhảy tránh cho trẻ
không bị vấp ngã
Trong quá trình tổ chức xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm giáo viên cần lưu ý:
- Trong khi trẻ hoạt động, vai
trò của giáo viên vô cùng quan trọng:
- Giáo viên
cần di chuyển xung quanh các góc hoạt động của trẻ thật hợp lý để:
+ Quan sát,
lắng nghe, trò chuyện với trẻ, đôi khi tham gia hoạt động cùng trẻ
- Trẻ học
bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng
thú và đang thực hiện, bằng cách:
- Đặt những
câu hỏi mang tính tư duy, lắng
nghe trẻ, trò chuyện và giao tiếp với trẻ,
chỉ dẫn, đưa ra gợi ý,
khuyến khích, động viên trẻ, chơi
cùng trẻ, củng cố kiến thức và các kĩ năng khác
* Để kích
thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động vui chơi và học tập của trẻ cần
xây dựng MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
- Phong
phú các góc hoạt động trong nhà và ngoài
trời
- Nhiều
học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau và sáng tạo
- Có
nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động, để trẻ có thể: Chủ động, vui
chơi, tìm tòi khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến
* Khi trẻ
vui chơi giáo viên có thể phát triển tư duy và việc học của trẻ bằng cách
+ Khuyến khích trẻ thiết lập mối
quan hệ với những gì trẻ đã biết và có thể làm hoặc với những kinh nghiệm có sự
tương đồng
+ Sử dụng các từ ngữ để miêu tả
những gì trẻ đang làm
+ Khuyến khích trẻ mở rộng và
phát triển các trò chơi tưởng tượng
+ Sử dụng các tình huống có vấn đề
và các thách thức nảy sinh trong quá trình chơi để khuyến khích trẻ thảo luận
và tìm cách giải quyết
+ Tập trung vào sự tham gia của trẻ, nội dung học tập và kết quả mong đợi
+ Giúp đỡ trẻ
+ Đôi lúc cần duy trì hội thoại
và thảo luận giữa cô và trẻ, cả cô và trẻ cùng đưa ra các ý kiến và lắng nghe lẫn
nhau
* Mỗi đứa
trẻ là một cá thể riêng biệt
- Khác
nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, tâm lý
- Trẻ
em có hoàn cảnh gia đình và văn hóa khác nhau:
+ Văn
hóa và tôn giáo, hoàn cảnh gia đình: điều kiện vật chất, kinh tế
+ Môi
trường sống (Thành phố hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi...)
+ Dân tộc
- Mỗi
trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng
- Mỗi đứa
trẻ đều có thể thành công
- Những
gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau
này của trẻ vì vậy giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non rất quan trọng
Tóm lại: Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo
mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn
để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát
triển ở tất cả các lĩnh vực.